Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Khi nào máy dò gas lạnh báo sai?

7 nguyên nhân khiến máy dò gas lạnh báo sai
Nhiều anh em điện lạnh có phàn nàn với tôi rằng: thiết bị của họ phát hiện rò rỉ không chính xác? Hay máy rò gas không đáng tin so với dùng xà bông hay ngâm bể nước? Vậy nên tôi làm bài viết này để phân tích nguyên nhân do đâu máy báo không chuẩn?

Có nhiều nguyên nhân khiến máy rò cầm tay của bạn báo không chuẩn hay không phát hiện được rò rỉ như yêu cầu.

1. Cách rò gas lạnh

Nếu bạn đưa đầu dò máy không sát đối tượng hay lướt qua quá nhanh, phép đo của bạn sẽ cho kết quả không chính xác. Vì thiết kế của máy rò là để phát hiện các vết xì gas nhỏ, nên nó cần rò chậm để có thể ngửi gas lạnh và xác định chính xác nguồn rò rỉ.

Giải pháp: Luôn rà máy chậm và sát đối tượng nhất có thể

2. Độ nhạy của thiết bị

Máy của bạn có khả năng ngửi được gas lạnh với tỷ lệ rò rỉ là bao nhiêu? Nếu tỷ lệ rò nhỏ hơn khả năng của máy, máy sẽ không phát hiện được.

Giải pháp: Quan tâm đến độ nhạy khi chọn mua máy. Nên chọn các dòng có độ nhạy cao nhất hay tỷ lệ rò rỉ nhỏ nhất. Số càng nhỏ càng tốt !!!

3. Công nghệ cảm biến

Máy rò gas lạnh thường phát hiện được gas lạnh nhờ bộ cảm biến trong máy. Và 2 loại cảm biến thông dụng nhất là: cảm biến hồng ngoại và diode nhiệt (heated diode).

Trong đó, cảm biến hồng ngoại là công nghệ cho độ nhạy và độ bền cao vượt trội. Bởi vậy, công nghệ này còn được sử dụng ngay trong các thiết bị lớn, chuyên dùng trong các nhà máy sản xuất điều hòa – tủ lạnh hay khâu cuối trong nhà máy lắp ráp Ô tô.

Do đó, việc chọn loại cảm biến cũng ảnh hưởng đến khả năng phát hiện chính xác của thiết bị.

Giải pháp: Chọn thiết bị dùng cảm biến hồng ngoại để kết quả đo luôn chính xác nhất.

4. Tuổi thọ của cảm biến


Nguyên nhân khiến máy báo sai có thể do cảm biến đã đến hạn phải thay thế. Người bán hay trong thông số kỹ thuật sẽ cho bạn biết về thời gian này. Thường các hãng hay để tuổi thọ cảm biến theo năm, nhưng tôi nghĩ như vậy là không rõ ràng.

Ví dụ: nếu thông số ghi cảm biến có tuổi thọ 2 năm, vậy 1 người dùng máy liên tục trong vòng 2 năm và 1 người chỉ thỉnh thoảng mới dùng máy thì thời gian thay cảm biến liệu là như nhau?

Câu trả lời dĩ nhiên là không!

Do đó tuổi thọ cảm biến sẽ phụ thuộc chính xác vào số giờ sử dụng nó, điều kiện sử dụng và cách dùng.

Giải pháp: Nên chọn máy có tính năng báo cảm biến suy yếu và có thông tin cụ thể về tuổi thọ cảm biến (số giờ cụ thể) hay trong điều kiện cụ thể.

5. Đầu lọc của máy rò

Trên các máy rò khí, đầu lọc là bộ phận không thể thiếu để tránh các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm qua.

Nếu đầu lọc bị bẩn, kết quả thu được cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Đầu lọc thường có 2 dạng là dạng silicon và dạng mút. Silicon có độ bền tốt hơn, ít phải thay thế.

Giải pháp: Kiểm tra đầu lọc định kỳ và thay mới ngay khi lọc bẩn.

6. Điều kiện khác tác động

Khói thuốc, khí thải (xả) đây là các tác nhân có thể gây ra báo động sai trong máy.

Giải pháp: Không đưa máy rò vào khu vực có khói thuốc hay có khí thải.

Gió : Nếu ở khu vực lộng gió có thể sẽ gây khó khăn khi kiểm tra rò rỉ. Do lượng gas lạnh bị loãng và phân tán đi. Đặc biệt với các vết rò rỉ nhỏ sẽ khó xác định hơn.

Giải pháp: Hạn chế gió bằng các phương pháp che chắn hay phương pháp khác, kết hợp với dùng máy dò đi sát theo vị trí nghi rò rỉ.

7. Xuất xứ và thương hiệu

Xuất xứ và thương hiệu là 2 yếu tố không thể bỏ qua khi nói đến độ chính xác, độ tin cậy của thiết bị. Qua thực tế sử dụng, tôi thấy nên chọn hàng có xuất xứ từ Âu- Mỹ vì chính chất lượng của thiết bị. Không nên xài hàng TQ, dù giá rẻ nhưng đổi lại độ bền và chính xác kém.

Hy vọng các nguyên nhân trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về máy dò gas lạnh để sử dụng máy cho hiệu quả!
Rất mong nhận được sự chia sẻ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét